Gây chú ý cho nhà tuyển dụng nhớ lâu bằng cách nào?

Trong thực tế thì có tới 90% ứng viên thất bại với kiểu phỏng vấn áp lực vì kiểu phỏng vấn này thường tạo ra nhiều khó khăn. Nếu chưa biết gì


Khi đi phỏng vấn tìm việc thì bạn luôn muốn cho thấy ưu điểm và lấp đi các khuyết điểm? Bạn không muốn mình bị đỏ mặt trước các tình huống kỳ quặc của nhà tuyển dụng? Bạn muốn tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng? Bạn có rất nhiều ý muốn, không muốn khác bước vào cuộc phỏng vấn? Sau đây mời bạn tham khảo những chia sẽ để có một buổi phỏng vấn thành công.

Việc thể hiện ưu và nhược điểm

Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng, trong khi đó bạn không nhanh nhẹn cho lắm và đây là một nhược điểm. Tuy nhiên một nhân viên bán hàng thì phải có cách giao tiếp tốt, vì vậy bạn hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng “nhanh chưa hẳn là tốt”. Làm được vậy bạn đã chuyển hóa khuyết điểm của mình thành điểm mạnh.

Điều quan trọng là bạn phải sẫn sàng đầy đủ thông tin dể trình bày và thuyết phục nhà tuyển dụng. Không nên dự đoán nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì và chỉ chuẩn bị theo mẫu đó. Bạn sẽ giống như một học sinh đi thi mà bài thi không đúng với dự đoán thì bạn sẽ lúng túng, lời nói lũng cũng và tệ nhất là bạn không trả lời được. Bạn cũng nên nhờ bạn bè hay người thân nhận xét những điểm manh và yếu của mình, nếu người đó có kinh nghiệm thì rất tốt cho bạn.

Khi liệt kê về diểm mạnh thì bạn nên tập trung vào những hoạt động nỗi bật trong học tập lẫn hoạt động xã hội, đoàn thể và chỉ trình bày những gì liên quan đến công việc và công ty bạn ứng tuyển. Bạn không nên nói qua sự thật vì nếu nhà tuyển dụng chọc sâu vào mà bạn không trả lời được thì sẽ mất điểm. Về việc trình bày nhược điểm thì bạn nên nói với mức độ giảm nhẹ chúng, ngay sau đó bạn hãy nêu cách khắc phục và kết luận bằng nhận xét các điểm mạnh.

Khắc phục câu hỏi khó

Khi bắt đầu buổi phỏng vần thì bạn nên tập trung quan sát, lắng nghe bằng cả hai mắt, hai tai. Nếu bạn không muốn bỏ xót bất cứ một điểm nào từ nhà tuyển dụng thì hãy tập trung không một giây phút sao lãng. Với việc bạn đã xem xét trước về công ty thì bạn có thể hiểu được tổng quan các yêu cầu hiện thực của công ty đang tuyển dụng. Nếu làm được như vậy sẽ giúp cho bạn nắm được vị trí có lợi thế hơn so với các ứng viên khác.

Trong thực tế thì có tới 90% ứng viên thất bại với kiểu phỏng vấn áp lực vì kiểu phỏng vấn này thường tạo ra nhiều khó khăn. Nếu chưa biết gì về loại hình này thì khi bước vào cuộc phỏng vấn rất dễ thất bại và thậm chí bị sốc vài ngày. Trong buổi phỏng vấn kiểu này thì ứng viên phãi đối mặt với ban phỏng vấn và trả lời các câu hỏi cực hình như họ mở màng bằng việc chọc tức bạn “Anh(chị) có cái tên xấu quắc, hãy cho biết bạn nghĩ sao tên mình?. Việc hỏi như vậy làm cho ứng viên sẽ không giữ được bình tĩnh ngay và ứng viên thất bại. Bạn phải chuẩn bị tinh thần cho việc phỏng vấn theo kiểu phỏng vấn trên.

Tạo nên niềm tin trong lòng nhà tuyển dụng

Sau tất cả các cuộc phỏng vấn thì nhà tuyển dụng thường sẽ gửi thư cảm ơn kèm theo thông báo bạn đã trúng tuyển hay không trúng. Tuy nhiên bạn không trúng tuyển thì bạn đừng nên bỏ cuộc vì cánh cửa chưa khép lại. Bạn sẽ tận dụng bằng cách viết thư cảm ơn lại nhà tuyển dụng đã bỏ chút thời gian phỏng vấn và những kinh nghiệm mà bạn rút ra từ buổi phỏng vấn đó. Kết thức thư cảm ơn thì bạn hãy nhắc lại với nhà tuyển dụng lưu ý trong các kỳ chuyển nhượng trong tương lai. Hầu hết khi trúng tuyển các ứng viên rất dễ bị cho nghỉ việc trong thời gian thử việc và nhà tuyển dụng sẽ tìm người cho vào chỗ trống. Khi đó, họ sẽ lật lại các hồ sơ cũ và tìm ứng viên phù hợp và ấn tượng nhất để thử việc và cơ hội sẽ đến lại với bạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *