Hãy học cách nói “không” với cấp trên của mình

Bạn có thể trong đổi với cấp trên về một lịch làm việc linh động hơn đối với bạn. Vd: Nếu bạn đang làm trong ngành Việc Làm IT, và công việc


Bạn đã bao giờ từ chối những yêu cầu hoặc nói không với cấp trên trong công việc? Bạn hoàn toàn có thể nói “Không” với sếp, điều đó phụ thuộc vào cách bạn giao tiếp với sếp. Đó là lý do tại sao bạn cần đưa ra một sự lựa chọn khác tốt hơn cho cấp trên. Thậm chí nói “Không” với đồng nghiệp hoặc bạn bè cũng là một điều rất khó khăn nhưng nó sẽ giúp bạn hoàn thành các việc khác quan trọng hơn như nâng cao kiến thức để có được một việc làm tốt hơn, giúp ích cho sự nghiệp của bạn. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ để bạn có thể nói không với cấp trên hoặc đồng nghiêp.

Nói Không Với Các Công Việc Khác

Sau một thời gian dài tìm việc làm. Bạn nhận được một công việc vừa ý với mình. Có thể, 2 tháng đầu tiên là thời gian để bạn tìm hiểu và thích nghi với công việc mới. Sau 6 tháng làm việc, cấp trên sẽ đòi hỏi bạn phải làm việc cật lực hơn nữa, mang về khách hàng thứ 10, vượt qua các KPI, Target đề ra. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải làm việc 80 tiếng/ tuần. Bạn nên đưa ra cá giải pháp thay thế khác tốt hơn để khắc phục các vấn đề cũng như yêu cầu của cấp trên thay vì nói với cấp trên “Không, tôi không thể”. Khi đưa ra một bản kế hoạch, hãy ghi nhớ rằng cấp trên của bạn sẽ quan tâm chủ yếu đến các ảnh hưởng của nó đến công ty, đến cấp trên của mà.

Cân Nhắc Đến Các Đồng Nghiệp Khác

Có thể bạn có các đồng nghiệp với những kiến thức, kinh nghiệm phù hợp hơn với các yêu cầu của cấp trên hoặc khách hàng. Hãy bỏ qua những cạnh tranh trong công việc vốn có, có rất nhiều việc tốt từ việc chia sẽ công việc và cơ hội phát triển trong sự nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta nên hạn chế sử dụng biện pháp này trừ phi bạn thật sự không thể sắp xếp thời gian và công việc hoặc chuyên môn của bạn không tốt về lĩnh vực mà bạn sẽ đảm nhận khi nhận việc này.

Xác Định Lại Trách Nhiệm, Bổn Phận Của Bạn Trong Công Việc:

Có thể việc nhận thêm các công việc khác từ cấp trên là con đường ngắn nhất để bạn tiếp thu thêm các kinh nghiệm, kiến thức và thăng tiến hơn trong công việc. Một khi bạn đã đưa ra một kế hoạch nhất định, hãy chắc chắn bạn sẽ đi theo kế hoạch đó trong suốt thời gian làm việc. Bạn có thể sắp xếp một buổi họp nhỏ với cấp trên của bạn và trình bày cho anh/chị ấy biết rằng trách nhiệm và nhiệm vụ của bạn sẽ như thế nào. Việc đó sẽ giúp cấp trên của bạn hiểu rõ hơn về công việc của bạn. Từ đó, họ sẽ có những quyết định đúng hơn và phù hợp hơn khi giao các công việc mới đến cho bạn.

Đưa ra một thời gian biểu làm việc phù hợp hơn:

Bạn có thể trong đổi với cấp trên về một lịch làm việc linh động hơn đối với bạn. Vd: Nếu bạn đang làm trong ngành Việc Làm IT, và công việc của bạn chủ yếu diễn ra khi mọi người đã ra về, bạn có thể đề nghị với cấp trên một lịch làm việc hiệu quả hơn đối với bạn và cho công việc. Quan trọng nhất là bạn phải tính toán tổng thời gian làm việc của mình để phù hợp với những quy định của công ty.

Nếu bạn đang công tác trong ngành việc làm kế toán nhưng cấp trên lại giao cho bạn các việc làm bán lẻ/ bán sỉ. Đừng ngần ngại nói “không” với cấp trên trong những trường hợp bạn tin mình không thể hoàn thành tốt công việc. Điều quan trọng là bạn phải có một lập luận rõ ràng, một kế hoạch chi tiết để cấp trên thấy được những gì bạn nêu lên là chính xác và hợp lý.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *